TÀI LIỆU SINH HOẠT THÁNG 9 – KHOA KHÁMNgười thực hiện: BS. Võ Thị Thủy Tiên

I. Chủ đề sinh hoạt: VIÊM BỜ MI

II.  Các nội dung chính:

1 ĐỊNH NGHĨA

  • Viêm bờ mi là tình trạng viêm cấp hoặc mạn tính của bờ mi:
  • Cấp tính: thường do nhiễm khuẩn (staphylococcal), nấm, ký sinh trùng.
  • Mạn tính: thường do các tuyến Meibominus bị viêm hoặc tăng tiết bã nhờn.

2.  TRIỆU CHỨNG

  • Ngứa mắt, đỏ mắt
  • Cảm giác cộm xốn như có bụi
  • Chảy nước mắt
  • Khô mắt, cảm giác nóng bỏng rát
  • Rụng lông mi
  • Lóa mắt tăng nhạy cảm ánh sáng

3. BIẾN CHỨNG

– Lông xiêu

– Viêm kết mạc

– Rụng lông mi

– Chắp, lẹo

– Viêm giác mạc

– Khô mắt

4. ĐIỀU TRỊ

Dựa vào nguyên nhân chia làm hai loại điều trị:

  • Viêm bờ mi trước do vi sinh vật kí sinh vào chân lông mi cách điều trị chủ yếu là vệ sinh bờ mi thường xuyên bằng thuốc đặc hiệu nhằm loại bỏ vi sinh vật.
  • Viêm bờ mi sau: do rối loạn chức năng (tắt nghẽn). Điều trị chườm ấm và massage mi nhằm làm thông thoáng các tuyến sụn mi.
  • Sử dụng gạc thấm nước ấm và đắp lên mi mắt, giúp làm bong lớp gàu và cặn bã bám quanh long mi, làm loãng những chất tiết có dầu ở tuyến nhờn.
  • Nhỏ thuốc kháng sinh, kháng viêm, nước mắt nhân tạo
  • Tra thuốc kháng sinh

5. KỸ THUẬT NẶN TUYẾN BỜ MI

  • Nặn tuyến bờ mi là kỹ thuật nhằm làm sạch bờ mi, đẩy các chất tiết của tuyến bờ mi và đưa thuốc trực tiếp lên bờ mi
  • Chỉ định: các trường hợp viêm bờ mi mạn tính

5.1 PHƯƠNG TIỆN

– Thuốc:

+ Thuốc gây tê bề mặt kết mạc: dicain 1%, tetracaine 0,5%

+ Thuốc dùng để đánh bờ mi: Pd Eyelox hoặc Povidine 5%

  • Dụng cụ:

+ Kẹp Dolnberg hoặc Bilnhermin

+ Thanh đè

+ Tăm bông nhỏ

5.2 THỰC HIỆN

  • Tay trái kéo nhẹ mi trên lên hoặc mi dưới xuống. Tay phải cầm kẹp Bilhermin kẹp ở giữa đưa kẹp vào sâu khoảng 4-5mm so với bờ mi, bóp nhẹ hai cành của kẹp lần lượt đi từ ngoài vào trong, dung tăm bông làm sạch hết những chất tiết bẩn ở bờ mi
  • Tiến hành chà bờ mi: tay trái kéo nhẹ bờ mi trên hoặc dưới tách ra khỏi bê mặt nhãn cầu. Tay phải cầm tăm bông nhỏ có tẩm thuốc pd Eyelox hoặc Povidine 5% chà nhẹ và từ từ lên bờ mi theo chiều từ ngoài vào trong, làm 2-3 lần

Hy vọng với bài viết trên, quý khách hàng sẽ có thêm những kiến thức về tình trạng viêm bờ mi dưới, để khi có triệu chứng nghi ngờ có thể chủ động thăm khám và điều trị. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Mắt Quang Đức để được các bác sĩ Chuyên khoa Mắt giải đáp và tư vấn.

BS. VÕ THỊ THỦY TIÊN

Ảnh nguồn Internet